Muốn làm kế toán công nợ giỏi cần phải những kinh nghiệm gì?
19/03/2021
Kế toán công nợ là một vị trí quan trọng trong bộ máy kế toán doanh nghiệp, chịu trách nhiệm các khoản nợ phải thu & phải trả ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để giúp quý anh chị kế toán công nợ hiểu và nâng cao nghề nghiệp, cùng Moka tổng hợp những kinh nghiệp dưới đây nhé.
1. Khái niệm kế toán công nợ là gì?
Kế toán công nợ – Công nợ là một mảng nhỏ trong công việc của kế toán tổng hợp. Với những công ty có mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, người làm kế toán công nợ có thể kiêm luôn kế toán thanh toán, kiêm cả thủ quỹ và kế toán nội bộ công ty. Tuy nhiên, với công ty quy mô lớn vị trí này sẽ riêng biệt, không kiêm nhiệm.
Kế toán công nợ thường xuyên làm việc với các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả, tiền gửi ngân hàng, các khoản thu chi… có vai trò quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu bạn không “đòi được nợ” nguy cơ nợ xấu gây thất thoát cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Khái niệm kế toán công nợ là gì? 7 công việc phải làm của KTCN 2021
2. Kế toán công nợ phải làm những việc gì?
- Cập nhật các hoá đơn bán hàng, bao gồm hoá đơn bán hàng hoá và hoá đơn bán dịch vụ.
-
Theo dõi tổng hợp và chi tiết bán hàng ra theo từng hóa đơn bán hàng
-
Theo dõi bán hàng theo bộ phận, cửa hàng, nhân viên bán hàng, theo hợp đồng.
-
Tính thuế GTGT của hàng hoá bán ra.
-
Phân hệ kế toán bán hàng liên kết số liệu với phân hệ kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp và kế toán hàng tồn kho.
-
Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng (mua, bán, tạm ứng)
- Phân loại khách hàng dưới nhiều góc độ khác nhau: người mua, người bán, cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, phải thu phải trả khác,…
- Bù trừ công nợ giữa các đối tượng công nợ với nhau
-
Phân hệ kế toán công nợ phải thu liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng, kế toán tiền mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang phân hệ kế toán tổng hợp.
Các báo cáo kế toán công nợ cần tổng hợp:
-
Bảng kê hoá đơn bán hàng
-
Sổ nhật ký bán hàng
-
Bảng kê hoá đơn của một mặt hàng
-
Bảng kê hoá đơn nhóm theo khách hàng
-
Bảng kê hoá đơn nhóm theo hợp đồng, vụ việc
-
Bảng kê hoá đơn nhóm theo dạng xuất bản
-
Bảng kê hoá đơn của một khách hàng
-
Báo cáo bán hàng chi tiết theo mặt hàng
-
Báo cáo phân tích bán hàng theo thời gian
-
Báo cáo doanh số bán hàng theo khách hàng, hợp đồng
-
Báo cáo bán hàng nhóm theo 2 chỉ tiêu
-
Báo cáo tổng hợp tiêu thụ theo giá bán
-
Danh mục giá bán
-
Sổ chi tiết của một tài khoản
-
Bảng tổng hợp chữ T của một tài khoản
-
Sổ chi tiết công nợ của một khách hàng
-
Sổ tổng hợp công nợ chữ T của một khách hàng
-
Bảng cân đối số phát sinh công nợ của các khách hàng trên một tài khoản
-
Bảng cân đối số phát sinh công nợ của các khách hàng trên nhiều tài khoản
-
Bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ
-
Bảng tổng hợp số dư công nợ đầu kỳ
Các báo cáo quản trị về công nợ phải thu:
-
Hỏi số dư của một khách hàng
-
Bảng kê công nợ phải thu theo hoá đơn
-
Bảng kê chi tiết thu tiền của các hoá đơn
-
Bảng kê công nợ phải thu của các hoá đơn theo hạn thanh toán
-
Sổ nhật ký thu tiền bán hàng
-
Bảng kê chứng từ theo hợp đồng
-
Bảng cân đối số phát sinh của các hợp đồng
-
Số dư đầu kỳ của các hợp đồng
-
Số dư cuối kỳ của các hợp đồng
-
Bảng kê chứng từ
-
Bảng kê chứng từ của một tài khoản
-
Tổng hợp số phát sinh của một tài khoản.
-
Phân tích doanh số bán hàng theo các kỳ.
3. Những kỹ năng cần có của kế toán công nợ
Kỹ năng tin học văn phòng: Kế toán công nợ sẽ phải làm nhiều việc liên quan đến thống kê báo cáo trên excel hoặc phần mềm bên bạn cần sử dụng máy tính, excel và các phần mềm kế toán thành thạo
Kỹ năng giao tiếp: Biết cách liên hệ qua điện thoại, đàm phán nhanh gọn, hiệu quả. Nhắc nhở khéo léo khách hàng để họ trả nợ đúng hạn.
Kỹ năng quản lý công nợ: Bao gồm cách phân tích, tổng hợp các phiếu bán hàng mà khách hàng chưa thanh toán để ghi chép lại vào sổ sách công nợ. Cẩn thận từng con chữ, con số.
Nắm vững nghiệp vụ kế toán: Để theo dõi công nợ của khách hàng, làm báo cáo sổ sách khoa học…
Kỹ năng xử lý tình huống: Trong trường hợp bạn bị các doanh nghiệp khác gọi đến đòi nợ, hay trường hợp bạn phải đi thu nợ từ các công ty khác, bạn cần biết đề ra phương pháp xử lý sao cho hợp lý và đem lại hiệu quả nhất có thể.
Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán: 90% các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm kế toán hỗ trợ trong việc quyết toán, kiểm kho, báo cáo nên bạn cần biết cách sử dụng những phần mềm kế toán phổ biến như Phần mềm kế toán doanh nghiệp Moka. Đây là công cụ số hỗ trợ rất tốt trong công việc, quyết toán, báo cáo thuế, xử lý công nợ nhanh chóng hơn.
Sự cẩn thận và trách nhiệm là những đức tính cần có của kế toán công nợ. Chúc anh chị kế toán hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ doanh nghiệp giao.
--------------------------
Phần mềm kế toán Moka Start-up hỗ trợ kế toán lập BCTC đơn giản và chính xác cùng giá thành hợp lý.
Để đăng ký dùng thử, bạn vui lòng điền thông tin Tại đây
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Điện thoại: 024 2283 1818
Email: support@phanmemmoka.vn
Facebook: Phần mềm Kế toán Moka | Facebook
Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Thông tin sản phẩm chúng tôi:
Phần mềm kế toán Moka Start-Up, Moka Online, Moka Accounting