Top 7 câu hỏi thắc mắc phổ biến về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Cùng xem những câu hỏi phổ viến về thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và tham khảo những câu trả lời hữu ích nhé.
+ Nếu số đã tạm nộp 4 quý mà nhiều hơn khi quyết toán => DN đã nộp thừa tiền thuế => Số thuế nộp thừa này có thể bù trừ sang kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế.
+ Nếu số tạm nộp 4 quý mà ít hơn khi quyết toán => DN nộp thiếu tiền thuế TNDN => DN phải Nộp thêm phần tiền thuế thiếu đó (và có thể bị tính tiền chậm nộp nếu chênh từ 20% số quyết toán so với số tạm tính).
Bài gồm 3 phần: hướng dẫn quyết toán thuế TNDN trên phần mềm HTKK, các quy định hiện hành, văn bản, hướng dẫn mới nhất từ tổng cục thuế áp dụng cho việc quyết toán và giải đáp 1 số thắc mắc khi làm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trước hết, Dân Tài Chính sẽ hướng dẫn các bạn lập tờ khai quyết toán thuế TNDN trên HTKK theo Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC (Sửa đổi Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC)
Xem thêm:
Tổng hợp liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là gì?
Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mới nhất 2021
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo 151/2014/TT-BTC.
Chúng ta sẽ thực hiện làm tờ khai quyết toán trên phần mềm HTKK:
Các bạn mở PM HTKK, Chọn: “Thuế Thu Nhập Doanh Nhiệp”, chọn “Quyết toán TNDN năm (03/TNDN)” Phần mềm sẽ hiện thị ra Bảng “Chọn kỳ tính thuế”
Các bạn tiến hành chọn:
+ Năm quyết toán.
+ Chọn phụ lục kê khai: chúng ta cần chọn 2 phụ lục cơ bản dành cho ngành sx kd thông thường là:
(Chọn 03-2A khi năm nay DN lãi và có số lỗ của các năm trước được chuyển)
Chọn xong các bạn ấn “Đồng ý” phần mềm sẽ xuất hiện giao diện của tờ khai quyết toán như sau:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Hoàn thiện Phụ lục 03-1A/TNDN trước để phần mềm tự động tổng hợp số liệu lên chỉ tiêu A1 trên tờ khai quyết toán.
Bước 2: Làm tờ khai quyết toán 03/TNDN:
1. Điều chỉnh tăng giảm tổng lợi nhuận trước thuế ở các chỉ tiêu từ B1 – B14 (Nếu có) – Quan tâm nhất đến chỉ tiêu B4 – Các khoản chi phí không được trừ.
2. Xác định thu nhập tính thuế tại chỉ tiêu C4: âm hay dương
Ngày 3/3/2019, Tổng cục Thuế đã ban hành hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN), hỗ trợ cá nhân, tổ chức thuận lợi hơn trong việc quyết toán thuế TNDN, TNCN năm 2019. Cho đến thời điểm hiện tại, hướng dẫn này vẫn là hướng dẫn mới nhất cho kỳ quyết toán thuế TNDN 2020, mình sẽ theo dõi cập nhật quy định mới nhất từ Tổng cục thuế ngay khi có thông tin.
Với quyết toán thuế TNDN, hướng dẫn của Tổng cục Thuế tập trung vào các nội dung: Các căn cứ pháp lý để xác định số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán thuế TNDN năm 2020; Những lưu ý quan trọng khi quyết toán thuế TNDN năm 2020; Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2020.
Hồ sơ quyết toán thuế TNDN bao gồm:
Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN (ban hành kèm Thông tư 151/2014/TT-BTC).
Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc DN thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình DN, giải thể, chấm dứt hoạt động.
Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai (tùy theo thực tế phát sinh của người nộp thuế): Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN (dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ), mẫu số 03-1B/TNDN (dành cho người nộp thuế thuộc các ngân hàng, tín dụng), mẫu số 03-1C/TNDN (dành cho người nộp thuế là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Doanh nghiệp cần lưu ý về doanh thu
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Đối với hoạt động bán hàng hóa, là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau: Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền 1 lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của DN) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi (Khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC).
Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
Chi phí được trừ
Ngoài một số sửa đổi tại Thông tư số 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP về việc bổ sung thêm một số quy định về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, các nội dung còn lại không có gì thay đổi so với năm trước.
Cụ thể như sau: Về nguyên tắc, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện như, khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của DN theo quy định của pháp luật.
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Điều chỉnh điều kiện xác định khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khoản chi có hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (Thông tư số 173/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC) có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2016.
Theo đó, bỏ quy định “chứng từ thanh toán qua ngân hàng được chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.
Xem thêm:
7 bước chuẩn bị số liệu khi lên báo cáo tài chính mới nhất 2021
--------------------------
Phần mềm kế toán Moka Start-up hỗ trợ kế toán lập BCTC đơn giản và chính xác cùng giá thành hợp lý.
Để đăng ký dùng thử, bạn vui lòng điền thông tin Tại đây
Điện thoại: 024 2283 1818
Email: support@phanmemmoka.vn
Facebook: Phần mềm Kế toán Moka | Facebook
Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Thông tin sản phẩm chúng tôi:
Phần mềm kế toán Moka Start-Up, Moka Online, Moka Accounting
Cùng xem những câu hỏi phổ viến về thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và tham khảo những câu trả lời hữu ích nhé.
Nghị định 126/2020/NĐ-CP đã quy định về việc kê khai thuế thu nhập cá nhân. Nhằm giúp kế toán hiểu rõ các lưu ý khi khai thuế thu nhập cá nhân, dưới đây là 3 lưu ý cho kế toán:
Mùa báo cáo tài chính, báo cáo thuế cuối năm trong các doanh nghiệp rất bận rộn. Việc xảy ra sai sót không phải truyện hiếm gặp mà thường xuyên xảy ra do các doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong cách thực hiện hoặc không biết không hiểu quy định mới... Dưới đây là một số mức phạt liên quan đến BCTC và quyết toán Thuế 2021.