Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 5 và 5 tháng/2021
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 5 và 5 tháng/2021
Chẳng hạn, về định mức thực tế sản xuất, văn bản hiện hành tại Khoản 1 Điều 55 quy định tất cả các DN có hoạt động gia công, SXXK khi nộp báo cáo quyết toán thì phải nộp định mức thực tế. Điểm b2 Khoản 4 Điều 60 quy định trường hợp DN bỏ trốn, mất tích mà cơ quan Hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức cá nhân khác.
Trên thực tế, khi thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 55 đã phát sinh bất cập cho DN ưu tiên chế xuất, hoạt động trong lĩnh vực điện tử như Công ty TNHH Intel, Công ty TNHH Fushan Technology, Công ty Samsung Electronic Việt Nam Thái Nguyên… Hiện các công ty đang đầu tư xây dựng hệ thống để thực hiện trao đổi trực tiếp, thường xuyên với cơ quan Hải quan (theo quy định tại khoản 1 Điều 60). Tuy nhiên, trong khi chưa kết nối được các DN gặp khó khăn khi phải nộp định mức thực tế. Do đặc thù của ngành hàng điện tử có rất nhiều mã sản phẩm, mã nguyên liệu, định mức gồm nhiều cấp độ, các nguyên liệu có thể thay thế cho nhau và tại các Công ty có hệ thống quản lý định mức kỹ thuật, quản lý, theo dõi xuyên suốt quá trình nhập – xuất – tồn nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm; nguyên liệu, vật tư, bán sản phẩm, sản phẩm hư hỏng. Song, hệ thống tại các công ty không có chức năng hỗ trợ tính toán định mức thực tế. Vì vậy, DN kiến nghị được phép lưu định mức kỹ thuật và các chứng từ, dữ liệu có liên quan đến xác định định mức thực tế tại DN và xuất trình khi cơ quan Hải quan yêu cầu.
Đối với Điểm b2 Khoản 4 Điều 60, Tổng cục Hải quan cũng nhận được vướng mắc của cục hải quan tỉnh, thành phố có vướng mắc liên quan đến việc lựa chọn định mức tương tự để xác định thuế đối với trường hợp DN bỏ trốn mất tích, do đó các đơn vị kiến nghị có quy định về hướng thế nào là định mức tương tự, điều kiện để xác định định mức là tương tự.
Trước những bất cập liên quan đến định mức, ban soạn thảo đã nghiên cứu và đưa ra phương án để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ưu tiên (DNƯT), điện tử. Theo đó, các DNƯT sẽ thực hiện trao đổi các thông tin nhập – xuất – tồn kho với hệ thống của cơ quan Hải quan thường xuyên, liên tục, nên xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 55 theo hướng quy định cho phép DNƯT không phải nộp định mức thực tế, được lưu giữ định mức thực tế hoặc định mức kỹ thuật cùng các tài liệu có liên quan đến sử dụng hàng hóa tại DNƯT và xuất trình cho cơ quan Hải quan khi kiểm tra.
Về định mức tương tự, dự thảo Thông tư sẽ quy định rõ việc xác định định mức tương tự trong trường hợp bỏ trốn, mất tích.
Quy định hiện hành chỉ quy định trước khi NK lô hàng đầu tiên DN có trách nhiệm thông báo cơ sở sản xuất và thông báo bổ sung khi có thay đổi.
Thực tế phát sinh vướng mắc: DN đã hoạt động gia công và đã kiểm tra đủ điều kiện để gia công hàng hóa, sau một thời gian hoạt động DN thực hiện hoạt động SXXK tại cùng địa chỉ nhà xưởng đã được thông báo khi hoạt động gia công. Trường hợp này, DN có phải thông báo cơ sở sản xuất không? Bên cạnh đó, tại dự thảo Nghị định sửa Nghị định số 134/2016/NĐ-CP có nhiều quy định thay đổi liên quan đến loại hình gia công, SXXK.
Ngoài ra, hiện nay cơ quan Hải quan cũng không có dữ liệu đầy đủ để quản lý DN do còn tồn một lượng DN đã thông báo cơ sở sản xuất bằng giấy và theo các mẫu biểu của quy định trước đây. Do đó để hiện đại hóa trong công tác quản lý, theo dõi của cơ quan Hải quan, mọi thông tin của DN phải được lưu, theo dõi trên hệ thống. Vì vậy, dự kiến nội dung này sẽ được sửa đổi theo hướng: Sửa mẫu số 20 (mẫu giấy số 12/TB-CSSX/GSQL) và bổ sung quy định về việc thông báo cơ sở sản xuất đối với các trường hợp chưa thông báo cơ sở sản xuất theo mẫu quy định tại Thông tư sửa đổi, bổ sung thì phải thông báo cho cơ quan Hải quan.
Ngoài ra, trong vấn đề này, Tổng cục Hải quan cũng rà soát, quy định cụ thể đối với trường hợp hàng hóa sản xuất XK ủy thác.
Quy định hiện hành quy định về thủ tục hải quan hàng hóa NK để SXXK và thủ tục trường hợp hàng SXXK đưa đi gia công công đoạn. Thực tế hiện nay có phát sinh trường hợp DN có hoạt động gia công nhưng sau đó có nhu cầu đưa nguyên liệu của hoạt động gia công sang thực hiện hoạt động SXXK. Vấn đề là hiện nay mới có quy định tại điểm d khoản 1 Điều 61 về việc sử dụng nguyên liệu SXXK cho hợp đồng gia công mà chưa có quy định ngược lại. Chính vì vậy, dự thảo thông tư sẽ bổ sung quy định về thủ tục cho hoạt động này.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định rõ trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan hay không thực hiện thủ tục hải quan của DNCX. Văn bản hiện hành đã quy định việc DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn làm thủ tục hoặc không làm thủ tục hải quan. Thực tế khi thực hiện quy định này có một số trường hợp thuộc đối tượng được lựa chọn làm thủ tục hoặc không làm thủ tục thì DN chế xuất lựa chọn không làm thủ tục nhưng DN nội địa lại thực hiện thủ tục hải quan. Do đó dẫn đến tờ khai XK DN nội địa đã thực hiện thủ tục hải quan chưa đáp ứng quy định về hàng hóa XK tại chỗ đã thực XK, cơ quan Hải quan phải theo dõi, quản lý các tờ khai này. Vì vậy, dự kiến sẽ quy định cụ thể, minh bạch để DN thực hiện thống nhất.
Ngoài các vấn đề nêu trên, Tổng cục Hải quan cũng nghiên cứu để sửa những nội dung quan trọng liên quan đến thủ tục đặt gia công tại nước ngoài; thủ tục xử lý phế thải, phế liệu, phế phẩm; thuê kho của DNCX.
Nguồn: HẢI QUAN ONLINE
---
- Dịch vụ lập BÁO CÁO QUYẾT TOÁN theo Thông tư 39/2018/TT-BTC
- Dịch vụ tư vấn Setup hệ thống Quản lý Kho gia công - Xuất nhập khẩu
- ĐÀO TẠO: Nâng cao nghiệp vụ cho Nhân sự trong Doanh nghiệp gia công
– VP Hà Nội: Số 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hotline: 0972 181 589
– Email: exim.com.vn@gmail.com
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 5 và 5 tháng/2021
Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, lãnh đạo các cấp trong ngành Hải quan đã luôn bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo kịp thời triển khai các giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn, triển khai kích hoạt các kịch bản ứng phó phù hợp với tình hình của từng địa bàn, hướng đến đồng hành và tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thông quan hàng hóa, đảm bảo an toàn cho toàn lực lượng công chức trong toàn ngành.
Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố; Cục Kiểm tra sau thông quan áp dụng ngay các biện pháp đôn đốc thu nợ đối với người nộp thuế còn nợ tiền, thuế phạt, tiền chậm nộp, đảm bảo thu hồi kịp thời nợ đọng thuế vào NSNN, giảm nợ đọng thuế.